CẬU BÉ HỌC TẬP TRÍ GIẢ



trích: Trái tim nhân hậu


Một cậu bé 16 tuổi, đến thỉnh giáo một vị trí giả. Cậu bé hỏi:
Cháu phải làm thế nào để trở thành một người mà khi mình vui vẻ, người khác cũng sẽ vui vẻ?
Vì trí giả mỉm cười: Ta tặng cháu bốn câu nói. Câu thứ nhất:
-Đặt mình vào người khác.
Cậu bé nói:
-Câu nói này có nghĩa là: khi cháu cảm thấy đau khổ, hãy đặt mình vào vị trí của người khác, như vậy đau khổ sẽ giảm nhẹ bớt; khi cháu cảm thấy vui vẻ, hãy đặt mình vào vị trí của người khác. Như vậy niềm vui sẽ không thái quá, phải không ạ?
Vị trí giả gật đầu nói tiếp:
-Câu thứ hai: Đặt người khác vào mình.
Cậu bé suy nghĩ rồi nói:
-Như vậy, cháu sẽ thật sự cảm thông với bất hạnh của người khác, hiểu rõ được những điều người khác cần, và có sự giúp đỡ thích đáng.
Đôi mắt vị trí giả sáng lên.
Câu thứ ba: Đặt người khác vào người khác.
Cậu bé nói:
-Như vậy có nghĩa là, phải tôn trọng tính độc lập của người khác, trong bất kì tình huống nào đều không được xâm phạm vào thế giới riêng của những người xung quanh mình
Vị trí giả cười lớn: “Cháu rất giỏi, rất thông minh, rất có giáo dục, cháu bé ạ!”
Rồi ông nói tiếp, “đặt mình vào chính mình”. Câu nói này rất khó lí giải, cháu hãy từ từ suy nghĩ về nó nhé!
Cậu bé nói: Cũng được ạ. Nhưng cháu làm sao mới có thể thống nhất bốn câu nói này với nhau được ạ?
Vị trí giả đáp: rất đơn giản, cháu hãy dùng cả cuộc đời này để thử nghiệm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nợ duyên

ANH CÓ GIÚP TÔI ?

THƠ: XÚC CẢM MÙA XUÂN